Cặp thẻ <!–– và ––> được sử dụng để thêm ghi chú trong HTML.
Ghi chú trong HTML
Bạn có thể thêm ghi chú của mình vào mã nguồn HTML bằng cách sử dụng cú pháp sau:
1 |
<!-- Thêm ghi chú của bạn ở đây --> |
Lưu ý: Dấu chấm than (!) có trong thẻ mở nhưng không có trong thẻ đóng.
Ghi chú của bạn sẽ không hiển thị trên trình duyệt nhưng chúng sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn khi xem lại mã nguồn HTML của mình.
Bạn có thể đặt thông báo và ghi chú trong HTML:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 |
<!DOCTYPE html> <html> <body> <!-- Ghi chú sẽ không hiển thị trên trình duyệt --> <p>Đây là nội dung HTML.</p> <!-- Nhắc nhở : Nhớ thêm thông tin về sản phẩm sau đoạn này --> </body> </html> |
Ghi chú cũng rất hữu ích khi tìm lỗi trong HTML, bạn có thể thêm cặp thẻ ghi chú vào mã HTML để loại trừ từng dòng:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 |
<!DOCTYPE html> <html> <body> <!-- Tôi đang muốn tìm lỗi và không muốn đoạn này được hiển thị trên trình duyệt <img border="0" src="/wp-content/uploads/2014/12/pic_html5.gif" alt="HTML5"> --> </body> </html> |
Ghi chú kèm điều kiện
Bạn có thể thấy rất khó hiểu ghi gặp ghi chú như thế này trong HTML:
1 2 3 |
<!--[if IE 8]> .... Nội dung HTML .... <![endif]--> |
Ghi chú có điều kiện chỉ hoạt động trên trình duyệt Internet Explorer.
Ý nghĩa của đoạn ghi chú điều kiện trong ví dụ : Chỉ chạy phần “Nội dung HTML” nếu người dùng đang sử dụng Internet Explorer phiên bản 8.